Tân Sinh viên 2024
Tin nóng - Hot news
Trang cá nhân
Đào tạo
Kế hoạch ĐT 2024-2025
Phản hồi của sinh viên
Thông Tin Đào Tạo
Chương trình đào tẠoNgành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚCChuyên ngành Kiến trúc Công trình ArchitectureMã ngành 50652 Mã tuyển sinh C510101 · Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra Chương trình nầy nhằm đào tạo ra những Cử nhân Cao đẳng ngành Kiến trúc Công trình, cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau: 1. Yêu cầu về kiến thức: 1.1. Kiến thức chung: · Hiểu biết về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. · Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ. 1.2. Kiến thức chuyên môn: · Nắm được các nguyên lý cơ bản và biết áp dụng các kiến thức kỹ thuật cơ sở chuyên ngành vào chuyên môn của ngành kiến trúc công trình. · Thiết kế kiến trúc được các công trình thông dụng, quy mô vừa và nhỏ: Nhà ở; Công trình công cộng (trường học; bệnh viện; trụ sở cơ quan; nhà văn hóa…) · Biết phân tích, đánh giá phương án thiết kế kiến trúc của các công trình kiến trúc dân dụng thông dụng. · Triển khai hồ sơ thiết kế (cơ sở, kỹ thuật và bản vẽ thi công). · Thiết kế cấu tạo được các bộ phận thông dụng của một hạng mục, công trình xây dựng dân dụng. · Nắm được nguyên lý thiết kế tính toán và kiểm tra các hệ kết cấu xây dựng dân dụng thông dụng, đơn giản (sàn phẳng, dầm, cột, khung phẳng, cầu thang bộ, kết cấu mái, tường, móng nông và móng cọc đài thấp…), dùng vật liệu bê tông cốt thép.Đảm bảo đủ kiến thức để tiếp tục học tập liên thông ở bậc đào tạo cao hơn. 2. Yêu cầu về kỹ năng: 2.1. Kỹ năng chuyên môn: · Kỹ năng vẽ kỹ thuật: Đọc, hiểu, triển khai và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật các công trình xây dựng dân dụng thông dụng, đơn giản. · Kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc: Có kỹ năng diễn hoạ một đồ án thiết kế kiến trúc bằng tay và các phần mềm đồ họa chuyên ngành. · Kỹ năng ứng dụng tin học: Sử dụng được máy tính và có kỹ năng sử dụng được các phần mềm đồ hoạ thông dụng (ACAD, 3DSMAX, PHOTOSHOP) để thể hiện các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế (hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công). · Kỹ năng làm việc theo nhóm khi thiết kế, triển khai và hướng dẫn họa viên triển khai bản vẽ thiết kế các công trình dân dụng. 2.2. Kỹ năng mềm: · Có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và soạn thảo văn bản. · Tiếng Anh tổng quát trình độ A2+ (theo khung tham chiếu Châu Âu) tương đương TOEIC 300-350. · Kỹ năng tin học tương đương trình độ B. Tiếp thu, khai thác và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành. 3. Yêu cầu về thái độ · Có tư cách đạo đức tốt, chấp hành pháp luật Nhà nước. · Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. · Có ý thức trách nhiệm công dân và bảo vệ môi trường. · Cơ hội nghề nghiệp Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp, các ban quản lý dự án, các sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, xây dựng, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và xây dựng, đặc biệt tại các xưởng thiết kế kiến trúc của các công ty tư vấn - thiết kế - xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế kiến trúc nhà ở, công ty thiết kế mỹ thuật, nội thất · Phương thức đào tạo + Tín chỉ + Tập trung + 2 – 4 năm tùy khả năng & điều kiện của người học + Số giờ lên lớp trung bình 20 tiết /tuần · Khả năng phát triển nghề nghiệp: + Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học chuyển tiếp theo hệ liên thông đại học hoặc hệ hoàn chỉnh đại học của các trường Đại học + Sinh viên có khả năng chuyển đổi chuyên ngành hoặc học thêm chuyên ngành thứ 2 phù hợp với ngành đào tạo + Có khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời · Danh sách các học phần
Mô tả tóm tắt các học phần giáo dục chuyên nghiệp Cảnh quan kiến trúc: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: lịch sử hình thành và phát triển của khoa học Kiến trúc cảnh quan; khái niệm về Cảnh quan, Kiến trúc cảnh quan; đối tượng và nhiệm vụ của Kiến trúc cảnh quan , các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan và thiết kế một số loại hình cảnh quan kiến trúc thường gặp, lý thuyết quy hoạch cảnh quan , … Học phần này giúp sinh viên có khả năng thiết kế một số loại hình cảnh quan đơn giản thường gặp. Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng. Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản là : nguyên lý thiết kế cấu tạo kiến trúc nói chung và cấu tạo các thành phần chính trong nhà dân dụng (như: nền móng, móng, nền nhà, cột, tường, sàn nhà, cầu thang, mái, sê nô, …). Học xong học phần này, sinh viên có khả năng thiết kế cấu tạo kiến trúc cho các loại hình công trình kiến trúc dân dụng thông dụng. Cơ học công trình Học phần này gồm 2 phần: Phần 1 đưa ra các khái niệm cơ bản và kiến thức về cân bằng của vật thể ở phần Tĩnh học, khái niệm và phương trình cân bằng, tinh chất và đặc điểm các loại liên kết, các nguyên lý cơ bản của cơ học. Phần 2 cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tính toán nội lực, đặc trưng hình học của tiết diện, kiểm tra độ bền và độ cứng của thanh trong các trường hợp chịu lực đơn giản: kéo, nén, uốn, xoắn nhằm làm cơ sở để nghiên cứu các trạng thái chịu lực phức tạp khác. Học phần này sẽ giúp sinh viên có được hiểu biết tổng quan về cơ học, các kiến thức về nội lực, ngoại lực, liên kết và phản lực liên kết, ứng suất và biến dạng. Cách xác định nội lực và kiểm tra theo các trạng thái giới hạn, làm cơ sở để tính toán thiết kế kết cấu sau này. Cơ học kết cấu I Cung cấp kiến thức về các dạng kết cấu trong công trình, sự phát sinh phản lực gối tựa, nội lực và chuyển vị của công trình dưới tác dụng của các loại tải trọng có tính chất khác nhau. Dự đoán được các trường hợp xuất hiện nội lực, chuyển vị nguy hiểm cũng như vị trí xuất hiện của chúng trong công trình. Cơ học kết cấu I nghiên cứu hệ tĩnh định. Xét cấu tạo hình học của hệ phẳng. Tính toán nội lực và chuyển vị cho các hệ phẳng tĩnh định như: hệ dầm, hệ khung, hệ dàn, hệ có hệ thống truyền lực và hệ ghép. Cơ sở tạo hình kiến trúc. Học phần này trang bị cho sinh viên Cao đẳng ngành Kiến trúc công trình những lý thuyết cơ bản tạo hình, định hướng về kiến trúc làm cơ sở cho sáng tác kiến trúc. Đây là một thành phần quan trọng trong chương trình đào tạo ngành kiến trúc đó là: tư duy sáng tác hình thức kiến trúc. Thông qua học phần này, sinh viên được trang bị những cơ sở lý luận vững chắc cho việc đề xuất phương án sáng tạo của mình. Diễn họa kiến trúc I: Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp và kỹ năng thực hành của người làm nghề kiến trúc, đó là diễn họa các đồ án thiết kế kiến trúc. Học phần này gồm những nội dung cơ bản sau: thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng bằng bút kim; diễn họa các thành phần trong đồ án kiến trúc (người, xe, cây, mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh, …) bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... Diễn họa kiến trúc II: Trên cơ sở ứng dụng những kiến thức cơ bản, phương pháp và kỹ năng thực hành diễn họa kiến trúc đã được học ở học phần Diễn họa kiến trúc I, sinh viên thực hành việc diễn họa một đồ án thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh.
Đồ án Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng. Vận dụng những kiến thức đã học - học phần Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng - để thiết kế cấu tạo kiến trúc cho một công trình kiến trúc dân dụng cụ thể (ví dụ như nhà biệt thự, khách sạn, chung cư, nhà làm việc, trường học, bệnh viện, …). Đồ án giúp cho sinh viên có thể đưa ra các phương án thiết kế cấu tạo kiến trúc phù hợp với đặc thù của công trình cũng như kỹ năng thể hiện một bộ bản vẽ kỹ thuật thi công (phần Kiến trúc). Đồ án chuyên ngành Kiến trúc. Học phần này giúp sinh viên tổng hợp, hệ thống các kiến thức đã được đào tạo và vận dụng những kỹ năng thực hành để thực hiện thiết kế kiến trúc một công trình cụ thể với quy mô phù hợp, ở một số loại hình kiến trúc phổ biến, như: các loại hình nhà ở, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà làm việc, trường học, bảo tàng, trung tâm thương mại, ... Kết quả thể hiện qua các bản vẽ A1 và thuyết minh là cơ sở đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên trước khi tốt nghiệp. Đồ án kiến trúc kiến trúc công cộng. Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình công cộng cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng diễn họa kiến trúc và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc. Giaó viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, siêu thị, … Đồ án kiến trúc kiến trúc nhà ở. Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình nhà ở cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng diễn họa kiến trúc và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc. Giaó viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: chung cư cao tầng, khách sạn, resort, … Kết cấu bê tông cốt thép 1 Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về tính chất cơ lý của vật liệu, sự làm việc của kết cấu bê tông cốt thép; nguyên tắc cấu tạo và tính toán các dạng cấu kiện bê tông cốt thép cơ bản (chịu uốn, nén, kéo, xoắn và chịu lực tổng hợp) theo tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005. Bê tông cốt thép là loại kết cấu chủ yếu trong xây dựng hiện đại nên học phần này cần thiết cho tất cả các chuyên ngành xây dựng, cầu đường, kiến trúc và là học phần tiên quyết của chuyên ngành xây dựng. Học phần cần học trước là Cơ kỹ thuật xây dựng (cơ học xây dựng và sức bền vật liệu). Học xong học phần này sinh viên phải biết tính toán được các dạng cấu kiện bê tông cốt thép cơ bản, thiết kế được hệ dầm sàn phẳng bê tông cốt thép toàn khối và biết vận dụng được kiến thức đã học vào chuyên môn và thực tiễn. Kiến trúc công nghiệp. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về loại hình kiến trúc công nghiệp, nguyên lý thiết kế tổng mặt bằng các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở và nguyên lý thiết kế kiến trúc Nhà công nghiệp. Đây là những kiến thức cơ bản và cơ sở lý luận cho sinh viên khi tiếp cận với công việc thiết kế kiến trúc nhà công nghiiệp sau này. Kiến trúc nhập môn. Học phần này trang bị cho sinh viên những hiểu biết ban đầu về các khía cạnh cơ bản của kiến trúc và nghề kiến trúc nhằm đạt được mục đích ý nghĩa là “nhập môn” cho sinh viên ngành Kiến trúc. Học phần gồm các nội dung sau: Đặc điểm môn học, các khái niệm chung về kiến trúc, mô tả công trình, thước đo kiến trúc, kích thước kiến trúc, chương trình đào tạo và vai trò của Cử nhân Kiến trúc, … Kỹ thuật hạ tầng đô thị: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và tổng quát về hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Khái niệm chung về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; chuẩn bị khu đất xây dựng đô thị; giao thông đô thị; cấp thoát nước đô thị ; … Đây chính là những kiến thức quan trọng, rất cần thiết cho sinh viên để đề xuất các giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật đô thị trong quá trình học tập tại trường và làm việc thực tế sau này. Lịch sử kiến trúc: Học phần này giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành-phát triển của các loại hình và trào lưu kiến trúc của thế giới từ thời kỳ nguyên thủy đến thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu một số dòng kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam. Đây là những cở sở lý luận quan trọng rất cần thiết cho sinh viên kiến trúc trong việc phát triển kỹ năng tư duy, phương pháp sáng tạo kiến trúc, giúp ích trong việc học các môn lý thuyết chuyên ngành, các bài tập thực hành thiết kế, đồ án môn học và trong quá trình làm việc thực tế sau khi ra trường. Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: phương pháp luận thiết kế Kiến trúc, nguyên lý bố cục mặt bằng và hình khối của công trình kiến trúc, một số nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế, ... Đây chính là những kiến thức cơ sở quan trọng, rất cần thiết và là kim chỉ nam cho sinh viên trong quá trình học các môn lý thuyết chuyên ngành, các bài tập thực hành thiết kế, đồ án môn học của ngành Kiến trúc công trình và trong quá trình làm việc thực tế sau khi ra trường. Quy hoạch xây dựng đô thị: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị, quá trình đô thị hóa, … Những kiến thức chung đạt được là cơ sở giúp sinh viên tiếp tục đi sâu nghiên cứu các công tác như: quy hoạch tổng thể đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch tổng mặt bằng công trình, tìm hiểu công tác phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, ... TH thiết kế Kiến trúc Công cộng 1 & 2. Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình Công cộng cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng đã học trong học phần Diễn họa kiến trúc để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... Giáo viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: Quán hoa, cửa hàng sách, cửa hàng ăn uống, ... Thực hành thiết kế Kiến trúc Nhà ở 1 & 2. Vận dụng những kiến thức đã học của học phần “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng“ để đưa ra một phương án thiết kế một công trình Nhà ở cụ thể. Đồng thời, vận dụng những kỹ năng đã học trong học phần Diễn họa kiến trúc để thể hiện hoàn chỉnh một đồ án kiến trúc bằng bút kim, màu nước, mực nho, ... Giáo viên chọn một trong các công trình sau để cho sinh viên thực hiện: nhà liên kế, biệt thự, khách sạn, chung cư thấp tầng, … Thực tập nhận thức Kiến trúc Thực tập nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức ban đầu về lĩnh vực kiến trúc xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các loại hình công trình kiến trúc tiêu biểu, và một số công trường xây dựng trong thực tế. Địa điểm thực tập là các những công trình kiến trúc dân dụng, công trình kiến trúc công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Thực tập họa viên Kiến trúc Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế sản xuất của ngành thiết kế xây dựng các công trình, tiếp cận với các hạng mục công việc của các Họa viên kiến trúc, tham quan thực tế công nghệ sản xuất, tìm hiểu về tổ chức tư vấn - thiết kế - xây dựng, … Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện để vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản, các kiến thức chuyên ngành đã học và các kỹ năng thực hành vào một số công việc cụ thể của các Họa viên kiến trúc trong thực tế. Thực tập chuyên môn Kiến trúc Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tế sản xuất của ngành thiết kế xây dựng các công trình, tiếp cận với các hạng mục công việc của các cử nhân kiến trúc hoặc kiến trúc sư, tham quan thực tế công nghệ sản xuất, tìm hiểu về tổ chức tư vấn - thiết kế - xây dựng, … Trong thời gian thực tập, sinh viên có điều kiện để vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản, các kiến thức chuyên ngành đã học và các kỹ năng thực hành vào một số công việc cụ thể của các cử nhân kiến trúc hoặc kiến trúc sư trong thực tế. Tin học đồ họa kiến trúc Đây là học phần rất quan trọng cho sinh viên ngành kiến trúc, giúp hoàn thiện kỹ năng thể hiện các mô hình không gian 3 chiều, phối cảnh nội - ngoại thất kiến trúc công trình, diễn họa một đồ án kiến trúc. Quá trình học sinh viên được truyền đạt những kiến thức tổng quát về một số phần mềm đồ học kiến trúc chuyên dụng như: 3Ds-Max, Photoshop, Sketchup, … Vật liệu xây dựng Giới thiệu các kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, gốm xây dựng, kim loại, kính, chất kết dính vô cơ, vữa, bê tông nặng dùng xi măng, xilicat, gỗ, bô tông asphal, vật liệu hoàn thiện. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng của các vật liệu, phục vụ cho thiết kế, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng. Cung cấp một số kiến thức cơ bản về các cấu kiện bê tông cốt thép, kết cấu thép. Vẽ ghi. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành trong việc vẽ ghi nhằm ghi lại hiện trạng của một công trình kiến trúc. Các kỹ năng chính bao gồm: nhận xét tổng quan về công trình, đo đạt tại hiện trường, trình tự thể hiện lại bản vẽ hiện trạng công trình, đánh giá về hiện trạng công trình, … Vẽ kỹ thuật xây dựng II: Học phần gồm những nội dung chính sau: giới thiệu chung về phần mềm AutoCAD; các bước định dạng cho một bản vẽ; các lệnh vẽ cơ bản và lệnh hiệu chỉnh; các phép biến hình; khối và thuộc tính của khối; xuất bản vẽ ra giấy và tập tin, ... Học phần giúp sinh viên có kỹ năng đọc, hiểu và thể hiện các bản vẽ kỹ thuật xây dựng bằng máy tính, đáp ứng nhu cầu học tập tại trường cũng như thực tế làm việc sau khi ra trường. Vẽ mỹ thuật I. Đối với ngành Kiến trúc, những kiến thức và kỹ năng hội họa có vai trò quan trọng đối với việc xét tuyển đầu vào, khả năng theo học các môn học chuyên ngành cũng như việc góp phần tạo nên tư duy sáng tạo, khả năng thụ cảm thẩm mỹ của sinh viên. Học phần này trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hội hoạ. Đồng thời rèn luyện kỹ năng vẽ tĩnh vật và phong cảnh bằng bút chì cho sinh viên. Vẽ mỹ thuật II. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức hội hoạ cơ bản và kỹ năng vẽ đầu tượng thạch cao bằng bút chì và vẽ phong cảnh bằng màu nước. Nội dung chính của học phần gồm có: Lý thuyết về vẽ đầu tượng thạch cao và phong cảnh; các bài tập rèn luyện kỹ năng, ... Vẽ mỹ thuật III. Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức hội hoạ cơ bản và kỹ năng vẽ tượng bán thân thạch cao bằng bút chì và vẽ phong cảnh bằng bút kim. Nội dung chính của học phần gồm có: Lý thuyết về vẽ tượng bán thân bằng thạch cao và phong cảnh; các bài tập rèn luyện kỹ năng, Autocad nâng cao: Trên cơ sở các kiến thức cơ bản về Autocad, môn học sẽ trang bị thêm cho sinh viên toàn bộ những kiến thức nâng cao, sử dụng thành thạo phần mềm AutoCAD trong việc thể hiện bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Học phần gồm những nội dung chính sau: nâng cao về thiết lập môi trường và quy định bản vẽ xây dựng; AutoLISP ; thiết kế mô hình ba chiều với Autocad ; ... Công nghệ thi công mới Học phần này nhằm giới thiệu và cập nhật những công nghệ thi công mới, tiên tiến trong ngành xây dưng, giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra trường. Đây là phần tiếp nối và khai thác sâu hơn các học phần Kỹ thuật thi công. Nội dung chính của học phần bao gồm: Công nghệ thi công phần ngầm (các giải pháp gia cường đất yếu, các biện pháp thi công tầng hầm và chống thấm cho tầng hầm, công nghệ thi công cọc và công nghệ thi công top – down) ; Công nghệ thi công phần thân (thi công cốp pha tấm lớn, thi công bê tông cốt thép ứng suất trước, ...). Đồ án Kết cấu bê tông cốt thép 1 Học phần này yêu cầu sinh viên vận dụng các kiến thức của học phần Kết cấu bê tông cốt thép 1 để tính toán thiết kế hệ sàn sườn toàn khối có bản loại dầm theo tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005. Học xong học phần này sinh viên được rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành tính toán thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép từ chọn tiết diện; bố trí cốt thép cho sàn, dầm phụ, dầm chính; biết tính toán cấu tạo cốt thép (uốn, neo, nối và cắt cốt thép theo biểu đồ bao vật liệu); biết thể hiện một bản vẽ thi công bê tông cốt thép và thống kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để nắm vững kiến thức cơ bản về kết cấu bê tông cốt thép trong xây dựng. Quản lí dự án xây dựng Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm về dự án, quản lí dự án, các phương pháp hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Học phần này sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng từ khâu hoạch định dự án cho đến khi triển khai và hoàn thành dự án. Vật lý kiến trúc. Học phần này nghiên cứu các quá trình vật lý xảy ra trong bản thân kết cấu, cũng như trong môi trường bên trong, bên ngoài công trình và các quần thể kiến trúc mở rộng đến cả khu đô thị hay thành phố. Học phần gồm các nội dung chính sau: - Nhiệt và khí hậu xây dựng. - Chiếu sáng xây dựng. - Âm học kiến trúc.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||